Hình ảnh chia tay tại Trường Quân sự BTLThủ đô Hà Nội |
Tâm lý hoang mang lo sợ là có thật, nhất là sau khi
phát hiện ca dương tính thứ 17 khiến cho dân tình một phen hốt hoảng, sinh hoạt
xã hội đảo lộn. Thế nhưng, chỉ sau ít ngày, mọi hoạt động kiểm soát dịch đã
được đưa vào “THẾ TRẬN” sẵn có từ công tác chuẩn bị lỹ lương, các phương án
cách ly, xử lý với những trường hợp tiếp xúc (từ f1-fn) đã triển khai nhuần
nhuyễn, công tác tuyên truyền cũng đã bám sát nhu cầu thông tin của người dân…
Chính những điều đó đã dần dần ổn định được dư luận, sự hoang mang, lo lắng vẫn
sẽ còn khi dịch chưa được dập nhưng tuyệt đại đa số có một niềm tin lớn vào sự
lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, của Chính phủ và công tác chống dịch của chính
quyền các cấp, góp phần xoa dịu sự lo lắng để người dân, doanh nghiệp, cán bộ,
công chức an tâm lao động, sản xuất.
Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh đang hoành hành,
chúng ta cảm nhận rõ hơn tình quân – dân son sắc thủy chung được minh chứng qua
những hình ảnh, hành động đẹp của những cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ
trang nhân dân bao gồm lực lượng CAND và lực lượng QĐND. Là các lượng lượng từ
nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ, CAND và QĐND đã và đang làm tròn vai trò
của mình, không ngại khó, ngại khổ, xông pha vào trận địa để phục vụ nhân dân
và cũng là chỗ dựa tinh thần cho nhân dân.
Chẳng hạn như những hình ảnh ghi nhận
vào sáng nay 11-3, khi hơn 240 công
dân Việt Nam và công dân Hàn Quốc vừa hoàn thành thời gian cách ly 14 ngày tại Trường
Quân sự Bộ Tư lệnh thủ đô nhận chứng nhận "hết thời hạn cách ly" về
với gia đình, cộng đồng. Đó là những câu chuyện thần tiên trong mùa
dịch bệnh.
"Về nha, tạm
biệt nha", những công dân "chưa hết hạn cách ly" đứng ở khu cách
ly của nhà trường cùng các chú, các anh bộ đội hô vang chúc mừng, vẫy chào các
công dân vừa hoàn thành thời hạn cách ly. Những người vừa lên chuyến xe trở về
gia đình, hô vang đáp lại: "Chúng tôi yêu các chú bộ đội" cùng với
những tràng vỗ tay giòn giã. Hầu hết công dân Việt thực hiện cách ly tại trường
là các bạn trẻ, du học sinh Việt ở Hàn Quốc trong độ tuổi từ 20 - 30 tuổi. Suốt
14 ngày qua, ai cũng xúc động trước sự chăm sóc nhiệt tình, sự động viên của
các chú bộ đội. Trước khi lên xe rời đơn vị, họ xúc động viết lên những dòng
nhật ký như là món quà tâm tình gửi tặng các chú, các anh. Và biết đâu rằng,
một ngày đẹp trời, bệnh dịch Covid 19 đã trở thành ông Tơ, bà Nguyệt se duyên
cho những cặp đôi là các anh bộ đội và các chị em trong diện cách ly tập trung
thì quả thực là hoan hỷ.
Du học sinh Đào Thị
Liên về nước từ ngày 26-2 không giấu được xúc động viết: "Còn nhớ, đón chúng tôi ở sân bay Nội bài hôm ấy không phải
là bố mẹ, người thân mà là những chiến sĩ, cán bộ. Họ mặc quần áo bảo hộ, thực
hiện nghiêm chỉnh công tác phòng, chống dịch. Qua đây, tôi cảm nhận rất rõ tính
nghiêm trọng của dịch bệnh, sự nghiêm ngặt của công tác phòng chống dịch của
nước ta.
Tuy không nhìn rõ được
khuôn mặt, ánh mắt nhưng lời nói, cử chỉ của các chú, các anh, chúng tôi đều có
cảm giác được che chở, bảo vệ, giúp đỡ tận tình. Suốt quãng đường từ sân bay về
đến Trường Quân sự Bộ Tư lệnh thủ đô, cả đoàn luôn nhận được sự động viên của
cán bộ. Thật lòng, tôi yên tâm vô cùng.
Đến trường, chúng tôi
được các chú, các anh hướng dẫn chi tiết, ân cần. Họ nhẹ nhàng, thân mật vô
cùng. Các chú không hề có một biểu hiện nhỏ nào của sự kỳ thị, xa lánh chúng
tôi. Trái lại, đối xử với chúng tôi như đối xử với người thân…
…Quả thật, lúc đầu
chúng tôi cứ nghĩ 14 ngày là một khoảng thời gian dài và mong sao cho hết.
Nhưng sự thật thì không như vậy.
Chúng tôi vô cùng biết
ơn Đảng ta, Nhà nước ta, kính trọng, yêu quý vô cùng bộ đội Cụ Hồ, quân đội
nhân dân Việt Nam. Với cán bộ, chiến sĩ Trường Quân sự Bộ Tư lệnh thủ đô, chúng
tôi nợ các chú, các anh một lời cảm ơn sâu sắc".
Còn với lực lượng
CAND, các chiến sỹ công an được người dân gọi vui là “người vận chuyển mang sắc
phục”. Không có “khoảng cách”,
nhưng vẫn luôn đảm bảo tuyệt đối an toàn là hình ảnh đẹp của các chiến sĩ Công
an quận Hải Châu (Đà Nẵng) bảo vệ mục tiêu và những người dân, du khách được
cách ly tại một khách sạn ở TP Đà Nẵng. Họ sẵn sàng mua đồ, đưa cơm, vận chuyển
tới nơi và giao cho các "bệnh nhân".
Câu chuyện “Người vận chuyển” này thật
đáng trân trọng. Khi hàng chục du khách, cán bộ nhân viên của khách sạn
Vanda được cách ly tại chỗ, ngoài được kiểm tra, khám xét nghiệm Y tế mỗi ngày
2 lần theo quy định thì họ cũng cần nhu yếu phẩm. Ngoài lực lượng Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật, Y tế của thành phố thì chỉ duy nhất các đồng chí Công
an trực điểm bảo vệ này mới được tiếp xúc xa, chuyển các nhu yếu phẩm, suất ăn
cần thiết cho những người bên trong cách ly. Trong số khoảng 30 du khách (trong
và ngoài nước) đang lưu trú cùng với 7 nhân viên khách sạn, còn có một cháu bé
dưới 5 tuổi, cần phải có thức ăn cho trẻ nhỏ, nên việc các chiến sỹ Công an
trực bên ngoài luôn sẵn sàng hỗ trợ mỗi ngày, giúp cho những người cách ly có
điều kiện tốt nhất để sinh hoạt tại chỗ.
Những hình ảnh trên không chỉ cho thấy một
vấn đề mang tính cốt lõi đó là trách nhiệm của những người chiến sỹ vì nhân dân
phục vụ mà còn cho thấy rõ nét một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đó
là sự đồng cảm, bao dung, tinh thần tương thân tương ái đã được đúc kết hàng
nghìn năm lịch sử. Và cũng qua đây, một điều mà bất cứ người dân Việt Nam chúng
ta cần tự hào đó là “Tổ quốc không bao giờ bỏ rơi bất cứ ai”.
Hình ảnh rất chân thật và vô cùng đẹp đẽ về tình quân dân trong mùa dịch bệnh
Trả lờiXóaTrong mùa dịch bệnh này tình Quân-Dân lại càng thể hiện khăng khít hơn
Trả lờiXóa