Thứ Tư, 13 tháng 11, 2019

VIỆT NAM KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO QUỐC GIA


Thời gian vừa qua, trước tình trạng nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc hoạt động trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, nhân dân Việt Nam, dư luận các nước trên thế giới và khu vực đã phản đối mạnh mẽ hành động trái phép đó của nhóm tàu Trung Quốc.

 Bằng nhiều hình thức, biện pháp linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với luật pháp quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia, buộc nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc phải rút khỏi vùng biển của Việt Nam. Hành động đó của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã được đại đa số người dân trong nước đồng tình, ủng hộ, dư luận quốc tế và khu vực đánh giá cao. Tuy nhiên, vẫn còn có những phần tử cơ hội, phản động lại tỏ ra hậm hực, tức tối trước kết quả đó. Thông qua các phương tiện thông tin, các trang mạng xã hội chúng đã đưa nhiều thông tin bịa đặt, sai sự thật, công kích Đảng, Nhà nước ta “sợ Trung Quốc, không có phản ứng mạnh trong vụ Bãi Tư Chính”, “không dám nói thẳng Trung Quốc là nước đang gây bất ổn ở Biển Đông”… Rõ ràng đó là những luận điệu hoàn toàn bịa đặt, xuyên tạc, vu cáo chủ trương, đường lối đối ngoại, bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước ta.
Thực tế cho thấy: Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo với chủ trương kiên quyết, kiên trì trong bảo vệ Tổ quốc, những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng, nên ngay khi nhóm tàu Hải Dương 8 hoạt động trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta, Đảng, Nhà nước đã thực hiện nhiều hình thức, biện pháp linh hoạt, sáng tạo, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Điều đó cho thấy, chúng ta đã có những phản ứng mạnh mẽ, cần thiết, phù hợp và hiệu quả, chứ không phải như các thế lực thù địch, phản động rêu rao rằng, chúng ta “sợ mà không có phản ứng mạnh” trước những vi phạm của nhóm tàu Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Cần phải hiểu rằng, những gì thuộc về chủ quyền quốc gia, dân tộc, chúng ta luôn kiên quyết, kiên trì đấu tranh để bảo vệ, không bao giờ nhân nhượng, nhưng kiên quyết, kiên trì đấu tranh không có nghĩa là phải sử dụng vũ lực để giải quyết, đó là những nhận thức hoàn toàn sai lầm và thiển cận. Mà kiên quyết, kiên trì đấu tranh ở đây là đòi hỏi phải bình tĩnh, linh hoạt, sáng tạo, mềm dẻo, bằng biện pháp phù hợp, đó mới là thượng sách để thu hút được sự quan tâm, ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế, vừa bảo vệ được chủ quyền biển, đảo, vừa tránh được xung đột vũ trang. Còn nếu không xử lý mềm dẻo, khôn khéo, để xảy ra xung đột vũ trang sẽ là thảm họa không chỉ đối với Việt Nam và Trung Quốc, mà còn là thảm họa cho toàn khu vực. Khi đó người chịu cực khổ nhất chính là nhân dân. Như vậy, xương máu của bao thế hệ đã ngã xuống để có được nền hòa bình sẽ “đổ xuống sống, xuống biển”. Đồng nghĩa với môi trường hòa bình sẽ không còn, điều này sẽ tác động trực tiếp đến ổn định và phát triển đất nước. Do đó, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ được chủ quyền biển đảo quốc gia, giữ được hòa bình, ổn định, phát triển đất nước, “Dập tắt muôn đời chiến tranh; Mở nền muôn thuở thái bình” đó mới là sáng suốt, tài tình.
Với chủ trương đúng đắn, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng nhiều biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, chúng ta đã buộc nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc phải rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo quốc gia, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Điều đó cho thấy Việt Nam đã rất linh hoạt, sáng tạo, mềm dẻo, kiên quyết, kiên trì trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia. Đồng thời, đó cũng là bằng chứng đanh thép đập tan những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo về chủ trương, đường lối đối ngoại, chủ trương, đường lối quốc phòng, an ninh của Việt Nam trong bảo vệ Tổ quốc./.


2 nhận xét:

  1. Đảng và Nhà nước ta đã kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ với sách lược phù hợp, khẳng định tính chính nghĩa, phát huy sức mạnh tổng hợp, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của quốc tế; gắn kết chặt chẽ giữa chính trị, ngoại giao, lịch sử pháp lý.

    Trả lờiXóa