Nghệ
thuật quân sự trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh nhân dân của Hồ Chí Minh
có thể nói một cách bao quát là: Nghệ thuật “Toàn dân đánh giặc”, “lấy nhỏ
thắng lớn”, “lấy ít địch nhiều”.
Phát huy sức mạnh tổng
hợp, đặc biệt là sức mạnh chính trị, tinh thần, lòng yêu nước nồng nàn của dân
tộc thành sức mạnh vật chất: Đánh địch bằng mọi lực lượng, mọi thứ vũ khí, mọi
cách đánh với mọi quy mô nhỏ - vừa - lớn; đánh bằng chính trị, quân sự, kết hợp
tiến công chính trị với tiến công quân sự và binh vận; đánh địch trên cả ba
vùng chiến lược; tiêu diệt, tiêu hao địch gắn với đánh bại ý chí xâm lược của
địch, bảo đảm ta càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng.
Cách mạng tháng Tám
thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà non trẻ ra đời chưa được bao lâu
thì Thực dân Pháp quay trở lại gây hấn thực hiện dã tâm cướp nước ta một lần
nữa. Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp núp bóng quân Anh vào giải giáp quân Nhật
đầu hàng, đã nổ súng đánh ta ở Nam Bộ. Ở miền bắc quân tầu Tưởng kéo vào núp
theo sau chúng là bè lũ phản động thù địch với cách mạng. Trước tình thế hết
sức khó khăn được ví như “Ngàn cân treo trên sợi tóc”, Bác Hồ cùng TW đảng đã
có những quyết sách sáng suốt khôn khéo để vừa chống thù trong và giặc ngoài,
lãnh đạo nhân dân kháng chiến trường kỳ thắng lợi.
Một mặt Chủ tịch Hồ Chí
Minh kêu gọi nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ đứng lên kháng chiến, mặt khác ra
sức đàm phán với Chính phủ Pháp để cứu vãn hòa bình. Người ký với đại diện
Chính phủ Pháp tại Hà Nội Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946. Tiếp đó, Người qua
Pháp chỉ đạo phái đoàn Chính phủ ta đàm phán với Chính phủ Pháp ở Phôngtenblô.
Cuộc đàm phán thất bại do lập trường phía Pháp vẫn theo đuổi chính sách thống
trị Việt Nam. Tuy nhiên Hồ Chí Minh cũng đã ký với Chính phủ Pháp tạm ước
14-9-1946 để có thời gian chuẩn bị kháng chiến.
Thỏa thuận ngừng bắn
trong Tạm ước 14-9 không được thực hiện ở Nam bộ. Tại Bắc Bộ, quân Pháp đánh
chiếm Hải Phòng ngày 23-11-1946. Tại Hà Nội, những hành động khiêu khích của
quân Pháp ngày càng trắng trợn. Dã tâm gây hấn của Pháp ở Thủ đô bộc lộ rõ rệt
khi quân đội Pháp gửi tối hậu thư buộc ta phải hạ vũ khí.
Trước tình hình đó, ngày
18, 19 tháng 12 năm 1946 tại làng Vạn Phúc (Hà Đông), Thường vụ Trung ương Đảng
họp mở rộng do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, quyết định phát động cuộc kháng
chiến trên phạm vi toàn quốc.
Từ ngày 3 đến 19 tháng
12, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về làng Vạn Phúc (Hà Đông) sống trong nhà ông
Nguyễn Văn Dương, tại đây ngày 19 tháng 12, trên căn gác xép, Người viết Lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” cùng với
những tư liệu khác như chỉ thị Toàn dân kháng chiến, Kháng chiến nhất định
thắng lợi đã nêu bật những vấn đề căn bản nhất về đường lối kháng chiến chống
thực dân Pháp. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta đang tiến hành chống thực dân
Pháp xâm lược là sự tiếp nối con đường Cách mạng tháng Tám để bảo vệ độc lập và
thống nhất dân tộc; là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn diện. Sức mạnh của nó là
tổng hợp sức mạnh của toàn dân, chiến đấu chống kẻ thù trên các mặt trận quân
sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trường kỳ kháng chiến là một phương châm chiến
lược quân sự bảo đảm kháng chiến thắng lợi. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
của Chủ tịch Hồ Chí Minh là Hịch cứu nước của Tổ quốc, là một áng hùng văn sáng
chói những nét đặc sắc của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh.
Tháng 3 năm 1947, Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng chuyển lên Việt Bắc xây dựng căn cứ địa
lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Thực hiện đường lối
kháng chiến đúng đắn, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dưới sự lãnh
đạo của TƯ Đảng và Hồ Chủ Tịch, chúng ta đã liên tiếp dành chiến thắng qua các
chiến dịch thu đông 1947, chiến dịch biên giới 1950, chiến dịch Hoà Bình
1951-1952, chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên
Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu.
Từ thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp đã khẳng định, Hồ Chí Minh đã đưa nghệ thuật
quân sự trong chiến tranh nhân dân Việt Nam tiến lên một đỉnh cao mới, một chất
lượng mới, tạo ra một sức mạnh mới.
Nghệ thuật ấy thể hiện
trước hết là tư tưởng chiến lược tiến công, luôn giành thế chủ động. Có tư
tưởng tiến công mới có hành động tiến công. Có chủ động mới phát triển được thế
tiến công. “Kiên quyết không ngừng thế tiến công”, luôn luôn giữ quyền chủ động
là biểu hiện cao nhất của tiến công. Mặt khác, đối với Hồ Chí Minh thì chiến
lược tiến công không loại trừ cách đánh phòng ngự. Khi cần thiết có thể phòng
ngự. “Nhưng lối phòng ngự này là lối phòng ngự thế công chứ không phải rút vào
một chỗ để cho quân thù tha hồ đánh phá”.
Nghệ thuật quân sự tạo
lực, lập thế, tranh thời, dùng mưu. Người dạy: đánh địch bằng mưu, thắng địch
bằng thế, luôn luôn đánh địch trên thế mạnh “lạc nước hai xe đành bỏ phí, gặp
thời, một tốt cũng thành công”.
Muốn vận dụng lực, thời
cho có kêt quả, Người nhấn mạnh phải dùng mưu: phải quyết đoán, phải dũng cảm,
khi tiến đánh thì phải thật nhanh. Nếu trù trừ, do dự sẽ mất cơ hội tốt. Nhưng
cần phải vừa nhanh vừa có cơ mưu mới quyết định được thắng lợi.
Với tinh thần trên,
Người dạy: “Dĩ nhu xử cương”, lấy mềm thắng cứng. Người phân tích: “Hai hòn đá
cùng chọi nhau thì hai hòn cùng vỡ, hai cái trứng cùng chọi nhau thì hai cái
cùng vỡ. Phải một cái cứng một cái mềm thì khi chọi nhau một cái mới còn...
Pháp có xe tăng, đại bác thì ta phá đường. Pháp có máy bay thì ta đào hầm. Pháp
muốn đánh chớp nhoáng thì ta kéo dài. Nhất định ta thắng”.
Người đặc biệt nhấn mạnh
nghệ thuật lừa địch, đánh địch bất ngờ “về việc quân, không thể đường đường
chính chính được mà bao giờ cũng phải áp dụng chiến thuật lừa dối..., muốn
thắng quân địch phải bầy mưu kế làm sao lừa được quân địch vào cạm bẫy, nên
không thể không dùng chiến thuật giả dối được”. Người coi “nhân hòa, địa lợi,
thiên thời” là những nhân tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh,
trong đó nhân hòa là quan trọng bậc nhất. Có nhân hòa mới có lực lượng, mới tạo
được thế trận, mới tạo ra và nắm được thời cơ giành thắng lợi. Sự chỉ đạo, chỉ
huy khéo léo đã tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn, chiến thắng mọi kẻ thù ở mọi
nơi mọi lúc.
Trong chiến tranh toàn
dân, toàn diện phải đánh địch bằng mọi cách. Tác chiến du kích không những có
vị trí chiến lược trong khởi nghĩa vũ trang mà cả trong chiến tranh cách mạng.
Đánh địch bằng mọi qui mô: “từng người đánh, từng đơn vị đánh”; “đánh to, đánh
nhỏ, khi tập trung khi phân tán”. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, quân đội ta đã
sáng tạo ra nhiều phương thức tác chiến mới để giành thắng lợi trước quân thù.
Xuất phát từ truyền
thống “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” Hồ Chí Minh
luôn nhắc nhở đảng viên, cán bộ và chiến sĩ coi trọng công tác địch vận.
Từ chủ nghĩa nhân đạo,
yêu chuộng hòa bình, yêu thương con người, Hồ Chí Minh chủ trương chỉ tiến hành
chiến tranh khi không còn con đường nào khác để giành và giữ độc lập dân tộc,
kết thúc chiến tranh một cách có lợi nhất. Đẩy mạnh đấu tranh trên mặt trận
quân sự, giành những bước thắng lợi quan trọng thay đổi cục diện chiến trường,
buộc địch phải tiến hành đàm phán thương lượng giải quyết kết thúc chiến tranh
trên bàn hội nghị để tránh hao tổn xương máu cho cả hai bên.
Chúng ta đã chiến thắng tất cả giặc ngoại xâm là vì có sự lãnh đạo tài tình của Đảng; biết phát huy sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân
Trả lờiXóaBạn nói đúng đó, tôi cũng đồng quan điểm
Xóa