Tự do báo chí là một trong những quyền cơ bản của con người được công nhận bằng văn bản luật. Chất lượng bảo đảm quyền tự do báo chí là thước đo thực hành dân chủ, là “gương mặt” thể hiện trình độ khoa học, pháp luật và văn hóa của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, cũng đã từ rất lâu, tự do báo chí đang bị Mỹ và phương Tây trở thành công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, công cụ trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng để chống phá các nước này từ bên trong.
Và ngày 12/9 vừa qua, Phạm Đoan Trang đã “giành” được giải Tự do báo chí năm 2019, hạng mục tầm ảnh hưởng của tổ chức Phóng viên không biên giới (RFS). Nhiều người chưa biết nhiều về Phạm Đoan Trang hay tổ chức Phóng viên không biên giới chắc là sẽ vui mừng vì ngỡ rằng một người Việt Nam lại giành được một giải thưởng quốc tế. Nhưng sự thật thì lại trái lại nếu bạn là người nghĩ như thế. Và tự do báo chí được đề cập ở đây đã đúng hay chưa ?
Phạm Đoan Trang đúng là nhà báo, nhưng đó là câu chuyện của 6,7 năm trước. Trang đã có khoảng thời gian làm nhà báo cho một số tờ báo và gần 10 cơ quan báo chí khác nhau trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2013. Một người tài, họ có thể làm đôi ba cơ quan cùng lúc hoặc chuyển việc bình thường nếu có cơ hội tốt hơn nhưng làm thay đổi cho đến cả chục cơ quan báo chí thì có vẻ phải xem lại. Nói chung là trong suốt hơn 13 năm làm nghề, độc giả ít biết đến cái tên Phạm Đoan Trang nhưng khi thị không làm trong cơ quan nhà nước nữa, không được cấp thẻ nhà báo nữa, thị tự đặt cho mình cái tên mỹ miều là nhà báo tự do. Cũng từ đây, thị phục vụ cho lứa độc giả mới, đó là những kẻ phản động, những kẻ rân chủ, những kẻ trả tiền cho thị. Báo chí thì không viết nhiều, nhưng trong thời gian qua, Trang đã có xuất bản hàng loạt cuốn sách thể hiện tư tưởng chống Đảng, chống Nhà nước. Do biết rủi ro về việc mình làm nên thị trốn biền biệt, ít người biết về địa điểm chốn của thị. Và cái hạng mục tầm ảnh hưởng, chỉ là ảnh hưởng với sự bưng đợ đến tai tổ chức phóng viên không biên giới mà thôi.
Nói đến tổ chức phóng viên không biên giới, tổ chức đứng ra trao giải thưởng trên là một tổ chức phi chính phủ, có lẽ ra đời với mục đích chính. Nhưng như các bạn đã biết, làm gì có gì vô chính phủ với chính trị cơ chứ. Cơ sở chính trị của tổ chức này chính là dựa trên cơ sở của Mỹ và phương Tây, những nước tuồn tiền và tháo túng tổ chức. Cho nên, tổ chức này được từ lâu đã trở thành công cụ lợi dụng của Mỹ và Phương Tây trên mặt trận tư tưởng đối với các quốc gia được coi là không thân thiện với những nước này, là công cụ chống lại các nước XHCN còn lại. Do vậy, các bạn để ý giải thưởng thường được trao cho những người được gọi là bất đồng chính kiến hay nói thẳng ra là phản động, là rân chủ rởm ở các nước. Vì vậy, Phạm Đoan Trang giật được cái giải thưởng kia không có cái gì là quá lạ lẫm cả.
Tự do báo chí không phải là sự tự do vô nguyên tắc để rồi nó bị lợi dụng vào những mục đích đen tối. Nên hãy nhớ rằng luật pháp quốc tế cũng như pháp luật các quốc gia đều thừa nhận quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của mọi tổ chức, cá nhân, nhưng cũng khẳng định, đó không phải là quyền “tự do tuyệt đối”. Khi thực hiện quyền này, con người phải chịu những hạn chế nhất định nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội, nhà nước, của người dân.
Xin đừng lợi dụng cái danh mỹ miều “tự do báo chí” để làm công cụ chống lại một đất nước, một dân tộc. Ở đây, tự do báo chí là tự do thực hành chân lý và tuân thủ pháp luật; mọi hành động lợi dụng tự do báo chí phục vụ cho những mưu đồ xấu, vi phạm dân chủ, đạo đức và thuần phong mỹ tục, pháp luật nhất thiết phải bị nghiêm trị. TS
Đảng ta rất quan tâm đến tự do ngôn luận, báo chí; nhưng phải trong khuôn khổ của pháp luật
Trả lờiXóa